Dùng kem chống nắng có bị ăn nắng không? Nguyên nhân da vẫn bắt nắng và cách khắc phục

Dùng kem chống nắng có bị ăn nắng không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi nhiều người dù dùng kem chống nắng thì da vẫn bị đen sạm và cháy nắng. Bài viết dưới đây của Veeni sẽ giải đáp vấn đề dùng kem chống nắng có bị ăn nắng không? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Dùng kem chống nắng có bị ăn nắng không?

Dùng kem chống nắng có bị ăn nắng không? Thực ra câu trả lời là không nếu như bạn sử dụng kem chống nắng đúng cách. Bởi bôi kem chống nắng đúng cách sẽ giúp tạo một lớp màng bảo vệ tối ưu cho da và bảo vệ da khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời và ánh sáng xanh. Vì vậy nếu như bạn bôi kem chống nắng đầy đủ mà da vẫn ăn nắng và bị đen sạm, cháy nắng thì bạn nên xem lại cách sử dụng của bạn nhé.

dung-kem-chong-nang-co-bi-an-nang-khong-1
Dùng kem chống nắng có bị ăn nắng không?

Nguyên nhân da bị ăn nắng dù vẫn chống nắng đầy đủ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến da bạn bị ăn nắng dù cho vẫn chống nắng đầy đủ. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến da bạn gặp phải tình huống như vậy.

Do chỉ số SPF và các yếu tố khác của kem chống nắng không đủ

Chỉ số chống nắng SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da khỏi tia cực tím càng tốt. Nhưng như vậy là chưa đủ. Bởi theo các chuyên gia khoa học mỹ phẩm Larry Yeo, kem chống nắng có tốt và phù hợp hay không dựa trên 2 yếu tố chính đó là mức độ chống nắng và khả năng chống nắng. 

Vì vậy dù chỉ số chống nắng SPF cao trên 30 mà khả năng chống nước và giữ độ ẩm kém thì nó vẫn không thể bảo vệ tốt làn da của bạn được. 

Lời khuyên khi chọn kem chống nắng là hãy quan tâm tới cả khả năng chống nước, mồ hôi nữa nhé, nhất là những bạn thường xuyên phải hoạt động và di chuyển ngoài trời, dễ đổ mồ hôi.

Khả năng chống tia UVA của kem chống nắng thấp

Ngoài ra dùng kem chống nắng có bị ăn nắng không còn phụ thuộc vào chỉ số PA. Chỉ số SPF chỉ có khả năng bảo vệ da dưới tác động của tia UVB mà khả năng chống tia UVA lại dựa trên chỉ số PA. Tia UVA có thể tàn phá các tầng biểu bì, kéo theo hiện tượng liên kết collagen bị đứt gãy, cấu trúc tế bào suy giảm, hình thành nếp nhăn và chảy xệ, làm tăng nguy cơ gây ung thư da. Do vậy bạn cần chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA đều cao.

dung-kem-chong-nang-co-bi-an-nang-khong-2
Khả năng chống tia UVA của kem chống nắng thấp

Do các thành phần vật lý trong kem chống nắng

Hầu như các loại kem chống nắng trên thị trường đều có chứa các thành phần hóa học như avobenzone và oxybenzone. Mặc dù có các chất này có hiệu quả chống nắng nhưng cần thời gian để phát huy tác dụng. Bạn cần bôi kem chống nắng dạng này trước khi ra đường ít nhất là 30 phút để hiệu quả chống nắng tốt nhất, và nó cũng dễ làm những người có làn da nhạy cảm bị kích ứng.

Các thành phần chống nắng hiệu quả nhất thực ra là các thành phần vật lý như oxit kẽm và titan dioxit. Các thành phần này không chỉ an toàn đối với da nhạy cảm mà chúng còn có khả năng bảo vệ da cực kỳ tốt dù bôi lại lần 2 trong ngày.

Kem chống nắng thiếu dưỡng chất có lợi cho da

Kem chống nắng tốt cũng nên chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C, E và các hoạt chất chiết xuất từ siêu thực phẩm bởi chúng sẽ hoạt động như một lớp bảo vệ da thứ cấp. Đồng thời nó còn có khả năng loại bỏ các gốc tự do xâm nhập vào da và phối hợp với nhau bảo vệ tính năng chống nắng ổn định.

Chất chống oxy hóa không chỉ giúp hấp thụ năng lượng từ tia UV và kéo dài tác dụng chống nắng, mà còn làm dịu viêm da do tác nhân môi trường. Các chất khác như silicon công nghệ cao làm bộ lọc UV thứ cấp, tăng khả năng bám dính trên da, còn niacinamide thì giúp ngăn ngừa đốm đen và củng cố hàng rào bảo vệ da.

Lượng kem chống nắng bôi không đủ và chỉ bôi đúng một lần cho cả ngày

Nên bôi kem chống nắng với một lượng vừa đủ cho mặt, cổ và những vùng da không được bảo vệ bởi quần áo như tay, chân… Không nên bôi hóa nhiều hoặc quá ít kem chống nắng.

Không nên chỉ bôi kem chống nắng một lần trong ngày bởi các hoạt chất chống nắng sẽ bất hoạt và giảm khả năng chống nắng theo thời gian. Tốt nhất là cứ sau 2 giờ, bạn nên bôi lại kem chống nắng một lần. 

Lơ là các biện pháp chống nắng cơ học  

Kem chống nắng mặc dù có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV nhưng không có khả năng bảo vệ hoàn toàn. Do vậy bạn không thể ỷ lại toàn bộ vào kem chống nắng được mà cần kết hợp với các biện pháp chống nắng cơ học như quấn áo dài chống nắng, găng tay, kính râm, mũ rộng vành… trước khi ra ngoài nhé. 

Ngoài ra nên hạn chế ra ngoài nắng vào thời điểm nắng nóng độc hại nhất từ 10h sáng đến 14h chiều.

dung-kem-chong-nang-co-bi-an-nang-khong-3
Lơ là các biện pháp chống nắng cơ học

Làm thế nào để da không ăn nắng khi bôi kem chống nắng?

Để da hạn chế tối đa tình trạng bị ăn nắng dù đã bôi kem chống nắng, bạn cần thực hiện các điều sau: 

  • Áp dụng đúng liều lượng: Sử dụng đủ kem chống nắng để che phủ toàn bộ khuôn mặt và cơ thể. Thường xuyên áp dụng lại, đặc biệt sau khi bạn tắm hoặc đổ mồ hôi.
  • Chọn loại kem phù hợp: Chọn kem chống nắng có chỉ số chống tia UVB (SPF) và tia UVA (PA) phù hợp với nhu cầu của bạn. SPF mô tả khả năng chống tác động của tia UVB, trong khi PA mô tả khả năng chống tác động của tia UVA.
  • Áp dụng trước khi ra nắng: Áp dụng kem chống nắng khoảng 15-30 phút trước khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để cho kem thẩm thấu vào da.
  • Sử dụng hàng ngày: Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, không chỉ khi bạn đang ở ngoài trời. Ánh sáng mặt trời có thể gây hại ngay cả khi bạn ở trong nhà.
  • Sử dụng thêm biện pháp bảo vệ: Ngoài việc sử dụng kem chống nắng, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp bảo vệ khác như đeo mũ, kính râm và mặc áo che mát.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về vấn đề dùng kem chống nắng có bị ăn nắng không được Veeni tổng hợp, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bạn. Đừng quên theo dõi Veeni để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *